Pháp luật Phúc lợi động vật

Tại Hoa Kỳ, một đạo luật liên bang được gọi là Đạo luật giết mổ nhân đạo được thiết kế nhằm làm giảm sự đau đớn của độ ng vật trong quá trình giết mổ.[22] Ngày 5 tháng 11 năm 2002, cử tri Florida đã thông qua 10 sửa đổi, bổ sung về việc cấm giam giữ lợn có chửa trong các khung chuồng nhốt lợn chửa. Điều bổ sung sửa đổi thông qua một tỷ lệ tán thành 55% và 45% chống lại.[23] Ngày 7 tháng11 năm 2006, cử tri Arizona đã thông qua Dự luật 204 với sự tán thành là 62%. Biện pháp cấm giam giữ bê trong khung chuồng bê thịt và lợn nái nuôi trong khung chuồng mang thai.

Ngày 28 tháng 6năm 2007, Thống đốc Ted Kulongoski bang Oregon đã ký luật cấm giam giữ lợn trong các khungchuồng mang thai (SB 694, 74 Leg.) Ngày 14 tháng 5 năm 2008, Colorado Thống đốc Bill Ritter đã ký thành luật một dự luật SB 201, không sử dụng khung chuồng mang thai và khung chuồng thịt. Cũng trong năm 2008, California đã thông qua 2 dự luật, được gọi là "Đạo luật Phòng chốngđối xử không tốt (Cruelty) với động vật trang trại" có hiệu lực bắt đầu vào năm 2015.[24][25][26]

Nuôi gà công nghiệpChăm sóc heo

Pháp luật trong Liên minh châu Âu làm giảm đau đớn cho động vật trong quá trình giết mổ. Đức,Thụy Điển và Áo cấm sử dụng các lồng pin cho gà đẻ trứng. Hội đồng Liên minh châu Âu ra Chỉthị 1999/74/EC đi vào hoạt động vào ngày 1 tháng 1 năm 2012, có nghĩa là lồng pin thông thườngcho gà mái đẻ đang bị cấm trên toàn Liên minh.[27][28][29]

Tại Mỹ, mỗi tổ chức có sử dụng động vật để nghiên cứu trong phòng thínghiệm được liên bang tài trợ phải có một tổ chức chăm sóc động vật. Ban có nhiệm vụ tiến hànhđánh giá sự chăm sóc động vật và việc sử dụng của tổ chức bao gồm các kết quả kiểm tra của các cơsở được yêu cầu theo quy định của pháp luật. Ban phải đánh giá các bước thực hiện trước khi nghiêncứu có thể xảy ra. Điều này bao gồm nghiên cứu trên động vật trang trại.[30]

Theo Viện Quốc gia(Health Office) thì quyền của động vật Phòng thí nghiệm là các nhà nghiên cứu phải cố gắng giảmthiểu căng thẳng ở động vật bất cứ khi nào có thể: "Động vật được sử dụng trong nghiên cứu và thửnghiệm có thể bị đau do bệnh gây ra, do thủ tục và độc tính của thuốc. Các chính sách về quyền độngvật cho rằng thủ tục mà gây ra đau đớn tạm thời hoặc nhẹ hoặc đau nặng nên được thực hiện vớithuốc an thần thích hợp, thuốc giảm đau, hoặc gây mê.

Tuy nhiên, nghiên cứu và thử nghiệm đôi khi liên quan đến cơn đau mà không được thuyên giảm bởi vì chúng sẽ ảnh hưởng tới các mục tiêu khoahọc của nghiên cứu.Theo đó, các quy định liên bang yêu cầu xác định sự khó chịu với động vật sẽđược giới hạn là không thể tránh khỏi cho việc tiến hành các nghiên cứu khoa học có giá trị, và rằngkhông hỗ trợ sự đau đớn mà chỉ tiếp tục cho thời gian cần hoàn thành các mục tiêu khoa học. Hộiđồng hướng dẫn cách chăm sóc và sử dụng độ ng vật phòng thí nghiệm cũng phục vụ như là mộthướng dẫn để cải thiện phúc lợi cho động vật được sử dụng trong nghiên cứu ở Hoa Kỳ.

Các Liên đoàn hướng dẫn động vật cho các chăm sóc và sử dụng độ ng vật nông nghiệp trong nghiên cứu vàgiảng dạy là một nguồn lực giải quyết các mối quan tâm phúc lợi trong nghiên cứu động vật trangtrại. Động vật phòng thí nghiệm ở Mỹ cũng được bảo vệ theo Đạo luật quyền của động vật. Sở động vậtvà kiểm tra sức khỏe cây trồng nông nghiệp Hoa Kỳ (APHIS) thực thi Đạo luật quyền của độngvật. APHIS kiểm tra các cơ sở nghiên cứu động vật thường xuyên và các báo cáo được công bố trực tuyến. Các vấn đề phúc lợi khác bao gồm chất lượng của các nguồn động vật và điều kiện chuồngtrại.[31]

Đối với pháp luật ở Việt Nam, mặc dù thuật ngữ phúc lợi động vật còn chưa được nêu ra tuy nhiên, Pháp lệnh Thú y của Việt Nam cũng quy định việc chăm sóc động vật và cơ bản phù hợp với các tiêu chí về quyền động vật và phúc lợi động vật, cụ thể là tại Điều 13 của Pháp lệnh Thú y có quy định về Chăm sóc sức khỏe cho động vật

  • Vật nuôi trên cạn phải được bảo đảm các điều kiện sau đây:
    • Được cung cấp đầy đủ nước, thức ăn phù hợp với từng loài;
    • Có chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y và phù hợp với từng loài vật nuôi;
    • Được phòng bệnh, chữa bệnh kịp thời.
  • Vật nuôi dưới nước và động vật lưỡng cư phải được bảo đảm các điều kiện sau đây:
    • Được sống trong môi trường nước phù hợp đối với từng loài. Nguồn nước cung cấp vào nơi nuôi thuỷ sản phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, được xử lý sạch mầm bệnh và động vật truyền bệnh trung gian. Nguồn nước thải từ nơi nuôi phải được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định;
    • Được cung cấp thức ăn đầy đủ và thích hợp cho từng loài, theo đúng quy trình kỹ thuật quy định. Thực hiện đúng chế độ xử lý, loại bỏ chất thải và vệ sinh, khử trùng dụng cụ chăn nuôi nhằm tránh lây nhiễm dịch bệnh từ nơi nuôi này sang nơi nuôi khác và từ bên ngoài vào nơi nuôi;
    • Phải thực hiện việc giám sát các tiêu chuẩn môi trường, theo dõi dấu hiệu dịch bệnh theo tần suất và phương pháp quy định nhằm phát hiện và xử lý kịp thời dịch bệnh ngay từ khi mới phát sinh;
    • Được phòng bệnh, chữa bệnh kịp thời.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phúc lợi động vật http://www.brownfieldnetwork.com/gestalt/go.cfm?ob... http://www.culinate.com/books/book_excerpts/The+Ri... http://books.google.com/?id=HZTpej7dGGEC&pg=PP13&d... http://www.porknet.com/archive/110702.html#96977 http://www.psychologytoday.com/blog/animal-emotion... http://www.reuters.com/article/pressRelease/idUS23... http://speakingofresearch.com/facts/research-regul... http://www.springerlink.com/content/uj81758r187l77... http://medical-dictionary.thefreedictionary.com/An... http://www.humanities.uci.edu/collective/hctr/tran...